Đánh giá chi tiết OnePlus X: sản phẩm chính hãng tuyệt vời giá dưới 5 triệu

Đánh giá chi tiết OnePlus X: sản phẩm chính hãng tuyệt vời giá dưới 5 triệu

OnePlus X đã được ra mắt khá lâu trước đây, làm rất nhiều người quan tâm đến công nghệ phải chú ý nhờ cấu hình tốt, thiết kế đẹp và giá cả cũng rất hơp lý. Nhưng sản phẩm này bỗng dưng lại “hot” trở lại khi được bán chính hãng tại thị trường Việt Nam với mức giá dưới 5 triệu đồng, vậy đây có phải là một sản phẩm tốt mời các bạn theo dõi bài đánh giá chi tiêt dưới đây của mình.
Ưu điểm
– Cấu hình tốt trong tầm giá.
– Màn hình đẹp.
– Thiết kế đẹp, thời trang.
– Hiệu năng tốt.
Nhược điểm
– Thời lượng pin chưa tốt.
– Pin không thể tháo rời.
– Máy nóng khá nhanh.
– Chụp ảnh thiếu sáng kém.

Điểm qua một chút về thông số kỹ thuật của OnePlus X:

  • Màn hình 5 inch AMOLED FullHD 1080p.
  • Vi xử lý Qualcomm Snapdragon 801, 4 nhân Krait 400 xung nhịp 2.3GHz.
  • GPU Adreno 330.
  • 3GB RAM, 16GB ROM hỗ trợ thể nhớ microSD 128GB.
  • Camera chính 13MP, khẩu độ f/2.2.
  • Camera phụ 8MP, khẩu độ f/2.4.
  • Pin dung lượng 2525mAh.
  • Kích thước: 140 x 69 x 6.9 mm.
  • Nặng: 138 g.
  • 2 màu sắc Trắng và Đen.

THIẾT KẾ

Nói qua một chút về hộp của sản phẩm này, dù bạn có mua phiên bản màu gì thì các phụ kiên như cáp sạc, củ sạc, tai nghe, đều có một màu đỏ rất trẻ trung, năng động và thời trang. Bên cạnh đó chúng ta còn được dán sẵn màn hình và được tặng một ốp lưng silicon để bảo vệ máy, có vẻ như nhà sản xuất rất quan tâm đến người tiêu dùng. Dây cáp USB Type-C của máy có dạng dẹt chống rối khá tiện dụng.

Về tổng quan thiết kế phải nói rằng, nhà sản xuất OnePlus đã biết cách học hỏi khá tốt các hãng sản xuất lớn trên thế giới như Sony, Apple hay cả người anh em OPPO. Tuy nhiên, công bằng mà nói để nhận xét thiết kế của OnePlus X chúng ta sẽ tóm gọn bằng một từ đó là đẹp. Máy được hoàn thiện rất tỉ mỉ bằng 2 chất liệu chính vô cùng cao cấp đó là kính và kim loại.

Cả hai mặt kính Gorilla Glass 3 được làm cong 2.5D giúp máy trong mỏng hơn đáng kể, kèm với đó là cạnh viền của máy sở hữu tổng cộng 17 đường kẻ sọc chạy dọc trên các cạnh của thân máy, tạo hiệu ứng thị giác rất tốt bên cạnh đó là việc cầm nằm không bị cấn tay hay trơn trượt như các sản phẩm Xperia hay chiếc iPhone 4/4s trong quá trình sử dụng. Ở các phiên bản màu đen thì khung viền sẽ có màu nhạt hơn máy một chút thiên hướng ngả về màu xanh đen, còn trên phiên bản màu trắng thì khung viền máy có màu vàng hồng trong rất thời thượng.

Viền benzen dưới mặt ở mặt trước là 3 phím điều hướng Android, tuy nhiên lại được OnePlus thiết kế lại một cách hoàn toàn khác làm người dùng mất thời gian khá lâu để làm quen với điều này.

Ở cạnh phải là nơi xuất hiện của phím tăng giảm âm lượng và khay SIM, ở đây điểm yếu về thiết kế của máy bắt đầu xuất hiện khi khay SIM bị làm hụt vào trong một chút so với khung viền, làm mất đi sự liền mạch. Khay SIM này sẽ cho chúng ta 2 tùy chọn với 2 nano SIM hoặc 1 SIM và 1 thẻ nhớ microSD

Ngoài các phím cơ bản như trên thì cạnh trái có 1 cần gạt để chuyển sang các chế độ như: im lặng, bật âm, không làm phiền. Điều này khá tiện lợi như trên các thiết bị iPhone hay iPad sẽ giúp chúng ta thao tác dễ dàng hơn, khi người dùng đang vội vào phòng họp hay phòng thi để chuyển máy sang chế độ im lặng. Nhưng điểm yếu của nó là cần gạt này hoạt động theo nguyên lý gạt từ dưới lên và trên xuống, nhưng gạt từ dưới lên lại khá khó và cứng, có vẻ do máy còn mới nên gặp tình trạng này nếu chúng ta dùng nhiều thì có thể nó sẽ được khắc phục.

Cạnh dưới là nơi đặt 2 dải loa ngoài và cổng microUSB, cạnh trên là jack cắm tai nghe 3.5mm. Mặc dù là một chiếc máy giá rẻ nhưng các chi tiết này đều được hoàn thiện tốt không hề tìm ra khuyết điểm.

Cụm camera chính có độ phân giải khá cao là 13MP, nhưng vẫn không hề lồi so với mặt kính. Mặt lưng này là đẹp, nhưng nó sẽ lộ rõ điểm yếu trên phiên bản màu đen khi để lại nhiều mồ hôi và dấu vân tay, có lẽ với màu trắng nhược điểm này sẽ được khắc phục một cách đáng kế.

MÀN HÌNH

OnePlus X sở hữu một màn hình AMOLED với kích thước 5 inch độ phân giải FullHD 1080p, mật độ điểm ảnh của nó lên đến 441ppi mang đến chất lượng hiển thị là cực cao không hề có hiện tượng bị rỗ hình ảnh. Nhờ vào sử dụng tấm nền AMOLED màn hình có một góc nhìn tốt, độ sáng cao, ra ngoài trời hay gặp những điều kiện sáng phức tạp thì máy đều có thể hiển thị được chính xác mọi màu sắc và hình ảnh. Theo thang điểm mà GSMArena đưa ra thì sản phẩm này còn được xếp trên cả iPhone 6.

Nhưng cũng vì sở hữu màn hình sử dụng công nghệ AMOLED này nên nhiều người sẽ chê rằng màu sắc của OnePlus X hiển thị quá rực rỡ bị sai lệch ở một số tông màu như đỏ, vàng, xanh bị đẩy lên khá cao, trong khi hãng cũng không cung cấp khả năng tùy chỉ và cân bằng lại màu sắc hiển thị của máy. Lợi thế của màn AMOLED là màu đen sâu, giúp các bạn có trải nghiệm xem phim về buổi đêm sẽ tuyệt vời hơn.

Độ sáng tối thiểu của màn hình này chỉ là 3.3 nits nên việc sử dụng thiết bị vào buổi đêm sẽ khá dễ chịu không quá gây hại cho mắt của bạn.

Thông thường thì các nhà sản xuất khi cho ra mắt một chiếc điện thoại giá rẻ thì màn hình sẽ là thứ bị lược bỏ đi khá nhiều và không được đầu tư chăm chút nhưng chiếc OnePlus X lại hoàn toàn khác, nếu được trải nghiệm thiết bị này trên tay chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng về màn hình của nó.

THỜI LƯỢNG PIN

OnePlus X sở hữu dung lượng pin 2525mAh, đây vẫn xếp vào thiết bị có viên pin dung lượng khá ổn trong các máy có màn hình 5 inch độ phân giải FullHD 1080p, khi OPPO R7 chỉ là 2320 còn HTC One A9 cũng dừng lại ở 2190mAh. Tuy nhiên, thời lượng pin mà máy đem lại cũng chỉ mới dừng lại ở mức khá mà thôi, khi sử dụng 3G liên lúc thì thời gian onscreens của máy rơi vào tầm 3 tiếng, còn đối với wifi thì OnePlus X cũng có thể trụ được khoảng 4 tiếng đến 4 tiếng rưỡi.

Theo một bài test của GSMArena thì máy có thời gian gọi 3G liên tục là 15h57p, lướt web là 6h32p và xem video 6h55p. Điều dẫn đến OnePlus X có một thời lượng pin chưa tốt như vậy là do thiết kế bằng kính và kim loại dẫn đến việc máy nóng lên khá nhanh, làm giảm tuổi thọ của pin.

PHẦN MỀM

Hiện tại khi được bán ra chính hãng tại thị trường Việt Nam thì máy vẫn chạy OxygenOS 2.1.2 trên nền tảng Android 5.1.1 đã khá lỗi thời, giao diện này không có quá nhiều thay đổi so với Android gốc, chủ yếu là được tùy biến lại một vài tính năng thông minh.

Các icon, thanh thông báo trạng thái, giao diện menu, đa nhiệm đều tương tự với Android Lollipop, nên sẽ không có gì là khó khăn cho các bạn đã từng xử dụng các thiết bị có giao diện thuần Android khi chuyển sáng OnePlus X

Tông nền của máy có màu đen để phù hợp với màn hình AMOLED giúp máy tiết kiệm pin hơn, theo cảm quan cá nhân của mình thì nhìn nó cũng rất đẹp và khá “cool ngầu”. Nhưng nếu bạn không thích màu đen thì hoàn toàn có thể chuyển đổi thành những màu sắc khác vô cùng đa dạng và trẻ trung.

Bên cạnh đấy là những tính năng thông minh như Double-Tap để đánh thử máy, vẽ các kí hiệu như O hay V để mở camera và đèn Flash, những tính năng này đã xuất hiện trên các thiết bị của OPPO. Ngoài ra chúng ta có thể tùy biến khá xâu với việc đổi vị trí của 3 phím điều hướng quen thuộc trên Android, hay đưa cả 3 phím này vào bên trong màn hình hoặc bấm giữ hay chạm 2 lần từng phím riêng biệt sẽ có tác dụng khác nhau. Chỉ qua đó thôi chúng ta đã thấy được khả năng tùy biến rất bá đạo của OxygenOS.

Nếu chỉ là thuần Android 5.1.1 thì chúng ta không thể can thiệp quá xâu vào các quyền truy cập của ứng dụng nhưng trên nền tảng Oxygen này người dùng hoàn toàn có thể giới hạn quyền truy cập của từng ứng dụng. Tránh trường hợp người tiêu dùng bị mất tiền oan với những ứng dụng không rõ nguồn gốc.

OnePlus X cũng cung cấp một tính năng tương tự như Always On trên chiếc Galaxy S7 hay LG G5, tuy nhiên nói một cách công bằng thì thiết bị này được ra mắt trước siêu phẩm của 2 ông lớn công nghệ Hàn Quốc từ khá lâu. Tính năng này trên máy được gọi là Ambiemt display, khi bạn đã tắt màn hình thì nó vẫn hiện lên đồng hồ màu trắng và thông báo của bạn (nếu có). Một phần cũng nhờ tầm nền AMOLED nên tính năng này sẽ chẳng tiêu tốn mấy điện năng của bạn đâu nhé, người dùng cũng có thể tùy chỉnh cho màn hình chờ này hiển thị lên khi có thông báo mới hoặc bạn rút điện thoại ra khỏi túi quần

OxygenOS còn cung cấp một tính năng được gọi là Shelf, ở màn hình chính ngoài cùng bên trái sẽ là nơi bạn có thể xem được thời tiết, các ứng dụng và số liên lạc bạn thường xuyên sử dụng. Người dùng hoàn toàn có thể tùy chỉ mọi thứ ở phần này, giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng máy.

Tuy nhiên thì OxygenOS này vẫn còn tồn tại một vài điểm khiến mình chưa hài lòng cho lắm khi nó là 1 chiếc máy hỗ trợ 2 SIM nhưng trong bộ bàn phím của nó vẫn chưa đủ thông minh nên sẽ khiến người dùng khá khó chịu trong quá trình sử dụng đó là phím cuộc gọi, chúng ta buộc phải chạm đến 2 lần thì mới có thể thực hiện cuộc gọi từ một SIM khác, bao gồm thao tác chạm đầu tiên là để chuyển đổi giữa các SIM, thao tác chạm thứ 2 là để thực hiện cuộc gọi.

Thứ 2 đó là giao diện tin nhắn, đối với các thiết bị 2 SIM thì màu sắc các tin nhắn đến của tứng SIM sẽ khác nhau giúp chúng ta có thể phân biệt được dễ dàng, tuy nhiên trên OnePlus X lại không được như vậy mọi tin nhắn đến máy dù là có SIM nào thì cũng chỉ có duy nhất 1 màu mà thôi. Cách phân biệt là chúng ta phải đặt tên cho SIM để dễ nhận biết. Khá là khó khăn cho những anh nào vừa nuôi cả sư tử và gấu rất dễ gây nhầm lẫn chết người.

HIỆU NĂNG

OnePlus X sử dụng vi xử lý Qualcomm Snapdragon 801, 3GB RAM LPDDR3. Trong quá trình sử dụng thì mọi thao tác cơ bản hay việc chơi các game có đồ họa cao đều rất mượt mà, cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chipset Snapdragon 801 vẫn mang lại hiêu năng đủ để các bạn sử dụng nhiều tác vụ cơ bản đến phức tạp khác nhau. Vậy so với các thiết bị khác thì hiệu nặng của máy đến mức nào, mới các bạn xem bảng so sánh dưới đây.

Đầu tiên là điểm số Geekbench 3, hiệu năng đa lõi của Kranit 400 có vẻ không được như kì vọng, cũng dễ hiểu thôi khi chipset Snapdragon 801 chỉ có 4 nhân nên không thể so sánh với những vi xử lý có nhiều nhân hơn như Snapdragon 617 hay Helio X10.

Về phần điểm Antutu, OnePlus 3 đã lấy lại được một chút thể diện với việc vượt mặt OPPO R7, Xperia M5 Dual và ngang cơ với HTC One A9.

Nếu sau khi xem 2 bài so sánh trên mà nhiều bạn thật vọng thì các bạn đừng vội buồn, vì điểm mạnh của con chip Snapdragon 801 là nằm ở GPU với Adreno 330, OnePlus X đã vượt qua hàng loạt các đối thủ Meizu MX5, HTC One A9,… những thiết bị mà ở các bài so sánh trước còn được xếp hơn nhiều bật.

Tổng quan về hiệu năng thì chắc chắn OnePlus X sẽ không hề làm bạn thất vọng.

CAMERA

OnePlus X có camera chính 13MP khẩu độ f/2.2, camera tự sướng 8MP khẩu độ f/2.4. Camera chính của máy sử dụng cảm biến ISOCELL, giúp màu sắc của bức ảnh trở nên trung thực hơn. Không giống như người đàn anh OnePlus 2, máy không được trang bị công nghệ chống trung OIS, lấy nét laser hay quay phim 4K. OnePlus X chỉ dừng lại ở quay phim 1080p @ 30fps mà thôi.

Giao diện camera của máy rất sạch sẽ, chỉ có một vài tính năng như: Panorama, Video, Photo, Slow motion và Time lapse. Một cải tiến lớn của OnePlus X so với người đàn anh OnePlus 2 đó là khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ không có một độ trễ khi chụp ảnh, nhưng một vài chế đệ như HDR ClearShort vẫn mất một chút thời gian để có thể sử lý ảnh.

Trong điều kiện đầy đủ sáng khả năng chụp ảnh của nó rất tốt, tốc độ lấy nét, chụp và khả năng lưu ảnh là rất nhanh, chi tiết rõ ràng, màu sắc cũng như cần bằng sáng tốt. Dải nhạy sáng cũng rất rộng, trong tầm giá này nếu chụp trong điều kiện đủ sáng thì camera của OnePlus X sẽ không làm bạn thất vọng.

Chi tiết ảnh khá tốt

Nhưng trong điều kiện thiếu sáng thị lại hoàn toàn khác, hình ảnh cho ra bị noise nặng, nhòe và mất chi tiết nhiều.

Camera phụ của máy cũng rất tốt, khả năng tự sướng rất ảo diệu khi chúng ta bật chế độ Beautiful lên. Khi tự sướng trong điều kiện thiếu sáng ảnh cho ra cũng không quá tệ.

Tóm lại thì camera của OnePlus X rất tốt trong điều kiện đủ sáng như thiếu sáng chưa bao giờ là một lợi thế cả.

TỔNG KẾT 

Với phân khúc giá chỉ khoảng 5 triệu đồng thực sự đây là một chiếc máy toàn diện với thiết kế đẹp sang trọng, cấu hình tốt, phần mềm thông minh và chắc chắn sẽ được hỗ trợ lâu dài, camera ổn thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn kể cả là các thiết bị xách tay cũng không làm khó được chiếc OnePlus X của chúng ta.

Trong tầm giá này cũng là một sản phẩm chính hãng đó là chiếc Zuk Z1 có cấu hình tương đương điểm lợi thế của chiếc máy này là sở hữu cảm biến vân tay, dung lượng pin lớn và dung lượng bộ nhớ trong lên đến 64GB. Nhưng OnePlus X cũng không hề kém cạnh với những ưu điểm mình đã nhắc ở trên. Vậy theo bạn, bạn sẽ lựa chọn sản phẩm nào? Hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới nhé.

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Chưa có ai đánh giá

47

No Responses

Write a response