Mỳ khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mỳ ăn liền của Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin, ngày 12/6/2024, Ủy ban Châu Âu đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973. Theo đó, đưa mỳ ăn liền của Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU.

Tuy nhiên, EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với thanh long từ 20% lên 30%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm (thanh long vẫn nằm trong phụ lục II của Quy định và tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%).

Mặt hàng ớt đang bị EU áp dụng tại Phụ lục I (tần suất kiểm tra là 50%) chuyển sang Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Mặt hàng đậu bắp EU vẫn áp dụng tại Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Mặt hàng sầu riêng giữ nguyên so với lần rà soát trước đây tại quy định 2024/286 ngày 6/2/2024, tần suất kiểm tra là 10% theo quy định tại Phụ Lục I. Quy định này có hiệu lực từ ngày 2/7/2024.

Mỳ khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU
Mỳ ăn liền Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin, riêng mặt hàng ớt có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, các lô hàng được xuất khẩu đã rời cảng từ Việt Nam hoặc từ nước thứ ba trước ngày Quy định 2024/1662 có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo Quy định 2024/286 ngày 6/2/2024, chưa phải kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Các lô hàng mới xuất khẩu sau thời hiệu trên sang EU sẽ có hiệu lực từ ngày 2/9/2024.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, với sự chỉ đạo quyết liệt Bộ Công Thương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quản lý chất lượng và hướng dẫn doanh nghiệp, trao đổi với bạn và quyết tâm của doanh nghiệp liên quan, mỳ ăn liền từ Việt Nam đã được dỡ bỏ kiểm soát an toàn thực phẩm tại cửa khẩu của EU. Đây là ghi nhận rất lớn của EU với khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam với tiến trình vụ việc được xử lý rất nhanh.

Để tiếp tục xuất khẩu ổn định vào EU cũng như bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, lương thực thực phẩm cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của EU.

Trước đó, tháng 1/2022, EU đưa các loại bún, miến, mỳ của Việt Nam vào phụ lục II về kiểm soát an toàn thực phẩm.

Tháng 7/2022, Việt Nam thành công thuyết phục EU đưa các loại bún, miến, mỳ làm từ gạo ra khỏi kiểm soát an toàn thực phẩm với lý do các nội dung kiểm soát của EU vượt quá nhu cầu cần thiết theo thông lệ SPS.

Tháng 6/2023, với nỗ lực kiểm soát chất lượng sản phẩm, Việt Nam đã thuyết phục thành công EU đưa mỳ ăn liền từ kiểm soát từ phụ lục II sang phụ lục I với tần suất kiểm tra là 20%.

Tháng 6/2024, (1 năm sau chuyển từ phụ lục II sang phụ lục I), mỳ ăn liền Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://cand.com.vn/Thi-truong/my-an-lien-cua-viet-nam-khong-con-bi-kiem-soat-an-toan-thuc-pham-tai-eu-i734218/

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Chưa có ai đánh giá

176

No Responses

Write a response