Đánh giá chi tiết Lenovo Vibe P1: Thời lượng pin không còn là vấn đề

Đánh giá chi tiết Lenovo Vibe P1: Thời lượng pin không còn là vấn đề

Thời lượng pin của một smartphone luôn là một vấn đề nan giải đối với tất cả các nhà sản xuất, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một phương án nào để giải quyết vấn đề này một cách tối ưu nhất.
Các nhà sản xuất chỉ có 2 sự lựa chọn: Một là phải làm dung lượng pin to lớn đồng nghĩa với việc đánh đổi với thiết kế sang trọng và mỏng nhẹ của thiết bị, hai là là trang bị công nghệ sạc nhanh cho smartphone tuy nhiên cách này không phải là tối ưu nhất khi người dùng không phải đi đâu cũng có thể mang theo phụ kiện sạc chuyên biệt của máy được.
Ưu điểm
Thiết kế kim loại nguyên khối sang trọng đẹp mắt.
Viên pin dung lượng cực lớn.
Cấu hình tốt trong tầm giá.
Cảm biến vân tay.
Nhiều tính năng thông minh
Nhược điểm
Máy khá to và nặng.
Màn hình hiển thị chưa tốt
Camera chất lượng thấp.

Lenovo là một nhà sản xuất đi theo cách đầu tiên với việc làm trang bị cho máy một viên pin lớn nhưng đánh đối bằng thiết kế và trọng lương, tuy nhiên máy lại có một giá thành rất phải chăng kèm với cấu hình rất tốt trong tầm giá.

Lenovo Vibe P1 là một sản phẩm như vậy với dụng lượng pin lên đến 5000mAh hơn người anh em của mình là P1m với 4000mAh. Sau một thời gian sử dụng mình xin có một vài đánh giá về thiết bị này.

Thiết kế:

Máy được thiết kế bằng kim loại với mức độ gia công ở mức khá, các chi tiết được làm tốt nhưng chưa đến độ tinh xảo.

Lý do là P1 vẫn có thể bốc được một phần nhỏ của nắp lưng ở phía trên để thay thể được khay sim và thẻ nhớ, nên ở phần này sau một vài lần tháo lắp mình cảm giác nó không được khít như trước nữa.

Kích thước của máy là 152.9 x 75.6 x 9.9 mm với trong lượng là 189g máy cầm khá là nặng tay sẽ gây nhiều khó khắn với các bạn chỉ quen dùng các smartphone mỏng nhẹ, tuy nhiên mặt lưng của máy được làm bo cong nhẹ về 2 phía cùng với bốn góc được bo tròn mềm mại tạo cảm giác cấm nắm khá thoải mái mà không hề có cảm giác cấn.

Nói thêm một chút về mặt lưng thiết bị thì nhờ được làm bằng kim loại, cùng với việc mình đang được cầm trên tay phiên bản màu vàng nên nhìn thiết bị khá sang trọng không hề rẻ tiền một chút nào.

Cạnh viền của P1 được Levnovo khá chau chuốt với những đường diamond cut rất sang trọng, các phím bấm, loa ngoài hay các cổng kết nối được hoàn thiện tốt, cảm giác bấm các phím có độ đàn hồi tố ở phím nguồn, home và tăng giảm âm lương,

tuy nhiên phím tăng giảm âm lương lại đặt quá cao, gây khó khăn trong việc thao tác bằng một tay đặc biệt là phím tăng âm lượng mình phải dùng 2 tay hoặc phải điều chỉnh tay cao hơn một chút để có thể với đế sử dụng.

Ngoài ra Lenovo Vibe P1 còn có một cần gạt bên cạnh trái nhằm tắt/bật chuông của máy giống như các thiết bị iPhone khá tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Thiết kế mặt trước của máy có một phím home cứng có tích hợp cảm biến vân tay, bên trái là phím cảm ứng đa nhiệm và phím back nằm bên phải, có một điều mình thấy khá bất tiện cho những bản quen dùng diện thoại bằng tay trái như mình khi rất khó để với đến phím back (mình thấy hầu hết mọi người vẫn có thói quen dùng điện thoại bằng tay trái hơn là tay phải).

Màn hình.

Vibe P1 được trang bị màn hình 5,5’ độ phân giải Full HD 1080p, với mật độ điểm ảnh ~401ppi, và được trang bị kính cường lực Gorila Glass 3.

Một điều thú vị là dường như năm nay các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc hay có thói quen sản xuất các thiết bị smartphone với viền benzen 2 bên trái, phải rất mỏng, nên khi tắt màn hình cảm giác như màn hình hiển thị tràng sang cả 2 bên vậy nhìn máy trong rất sexy.

Thế nhưng khi bật màn hình lên lại là một chuyện hoàn toàn khác khi viền đen xung quanh màn hình hiển thị khá dày khiến mình bị hụt hẫng “nhẹ”.

Sử dụng tấm nền IPS màn hình của P1 mang lại góc nhìn rất tốt, độ sáng cao hiển thị tốt trong nhiều môi trường ánh sáng khác nhau, máy còn được trang bị tính năng Night Eyes Protection giúp giảm độ sáng xuống mức thấp hơn để sử dụng thiết bị vào ban đêm mà chống mỏi mắt.

P1 mang lại màu sắc trung thực nhất có thể, tuy nhiên màn hình này lại bị ám vàng khá nặng trên, nó giúp việc đọc báo vào buổi tối ít mỏi mắt hơn, như với những người không thích dùng màn hình bị ám vàng thì đây quả là một cực hình.

May mắn thay Lenovo vẫn trang bị cho Vibe P1 khả năng cân chỉnh màu sắc giúp người dùng có những tùy chỉ từ độ đậm nhạt, tương phản hay sống động của các gam màu khác nhau trên màn hình. Nếu trong các sản phẩm có cùng phân khúc thì mình đánh giá Lenovo Vibe P1 ở mức độ trung bình chưa tốt lắm.

Camera

 

Lenovo Vibe P1 được trang bị thông số camera ở mức khủng trong tầm giá, với camera chính có độ phân giải lên đến 13MPx, kèm với đèn Flash kép 2 tông màu, có một điểm trong thiết kế của camera sau mình đánh giá cao đó là mặc dù camera có độ phân giải lớn nhưng không hề bị lồi lên, mà còn được làm lõm xuống một chút cùng với viền kim loại bao quanh nên có thể bảo vệ tốt hơn.

Xem qua thông số camera của Lenovo Vibe P1 ta thấy có vẻ như rất “khủng long”, thế nhưng thật sự nước ảnh P1 cho ra chỉ nằm ở mức trung bình.

Trong điều kiện đủ sáng thì máy có tốc độ lấy nét, chụp và lưu ảnh rất nhanh, nước ảnh cho ra có độ chi tiết, độ tương phản và cân bằng màu sắc tốt.

Tuy nhiên, màu sắc của bức ảnh cho ra hơi nhạt và thiếu sức sống so chính với mắt thường chúng ta nhìn thấy, ở điều kiện dự sáng ảnh rất dễ bị cháy sáng.

Màu lá cây này nếu nhìn bên ngoài sẽ đỏ tươi hơn rất nhiều

Khi bật chế độ HDR việc cân bằng sáng giữa các vùng sáng tối được cải thiện đáng kể, màu sắc cũng được tái tạo sống động hơn.

Ở điều kiện ánh sáng trong nhà, màu sắc ảnh của P1 cũng cho ra ở mức tốt không bị sai lệch nhiều hay bị ám tím ở nơi có ánh sáng mạnh như một số máy trung cấp hay mắc phải.

Về việc chụp đêm thì đây thực sự không phải là một lợi thế của thiết bị, ảnh chụp trong điều kiện này sẽ bị noi nặng mất rất nhiều chi tiết.

Phần mềm camera trên của máy khá nghèo nàn khi Lenovo chỉ trang bị cho máy khả năng chụp panorama và bộ lọc màu, không hề có bất cứ một tính năng thông minh nào khác, trong khi các sản phẩm khác trong tầm giá ví dụ như ASUS hay OPPO.

Camera trước với độ phân 5MPx với khả năng quay phim Full HD, mình có một lời khuyên với các bạn nếu dùng Lenovo Vibe P1 để tự sướng thì nên dùng phần mềm từ các bên thứ 3 như Camera 360 hay PhotoWonder.

Camera trước của máy chụp ảnh rất tệ khi không có bất cứ một tính năng nào hay ho cả, khả năng đo sáng của camera cũng không tốt, ảnh chụp ra khá tối.

Phần mềm và hiệu năng.

Lenovo Vibe P1 sử dụng bản rom quen thuộc đến từ Lenovo đó là Vibe UI trên nền tảng Android 5.1.1 khá mới.

Với các icon bọ nhẹ ở bốn góc và được làm dưới dạng 3D nổi, những điều này đã quá quen thuộc với các bạn đã từ trải nghiệm các dòng Vibe của Lenovo trước đây.

ngoài ra P1 cũng có một kho theme và hình nền rất đa dạng mà phong phú giúp cá nhân hóa chiếc máy của mình.

Lenovo trang bị rất nhiều tính năng thông minh như bấm 2 lần vào phím tăng/giảm âm lượng để khởi động nhanh camera, double-tab lên màn hình tối để bật sáng màn hình.

Trên P1 còn hỗ trợ một phím home ảo như “AssistiveTouch” trên iOS rất nhiều phím tắt được tích hợp, bạn có thể vẽ biểu tượng chữ C để chuyển về chế độ thao tác một tay.

Các tính năng này đều hoạt động tốt không hề có tình trạng xung đột lẫn nhau có vẻ như Lenovo rất chú tâm về việc phát triển các tính năng thông mình này. Ngoài ra máy còn có khả năng hẹn giờ tắt bật máy rất nhiều bạn yêu thích tính năng này.

Với mức giá chỉ hơn 7 triệu đồng một chút tuy nhiên máy vẫn được trang bị cảm biến vân tay một chạm, qua quá trình sử dụng mình thấy cảm biến này rất tốt, khá nhạy ích có tình trạng không nhận được vân tay.

Vibe P1 cũng sở hữu một cấu hình “đủ dùng” với chip Snapdragon 615 4 nhân Cortex-A53 xung nhịp 1.5GHz và 4 nhân Cortex-A50 xung nhịp 1.0GHz, GPU đồ họa Adreno 405 và 3GB RAM. Khả năng đa nhiệm trên P1 là khá tốt với 3GB RAM, ngoài ra với VibeUI nó cũng đem đến những trải nghiệm hết sức mượt mà.

Qua trải nghiệm thực tế của mình thì máy hoạt động rất mượt mà và ổn định ở các tác vụ cơ bản như như nghe gọi, nhắn tin, web, facebook, với vi xử lý Qualcomm Snapdragon 615 đã là quá đủ cho chúng ta chơi các game nặng mà không hề lo ngại bất cứ điều gì, cùng với GPU Adreno 405 trải nghiệm game 3D trên máy rất hoàn hảo,

với tựa game Asphalt 8 mình chơi với chế độ cấu hình cao nhất, không hề có bất cứ hiện tượng lag và giật nào cả.  Khả năng đa nghiệm của máy cũng nằm ở mức tốt được với 3GB RAM, máy không phải bị load lại quá nhiều lần game ứng dụng trong suốt quá trình sử dụng.

Dung lương pin.

Phải nói, điểm mạnh nhất và ấn tượng nhất trên Lenovo Vibe P1 đó chính là thời lượng pin, việc sỡ hữu dung lượng pin lên đến 5000mAh đảm bảo cho các bạn dư thừa sử dụng liên tục trong vòng 2 ngày với các tác vụ nặng hoặc có thể lên đến 3 ngày.

Lenovo Vibe P1 được trang bị công nghệ sạc nhanh do chính Lenovo sản xuất có tên là RocketCharge.

Qua quá trình thử nhiệm về thời lượng pin mình xem phim trên youtube trong vòng 1 tiếng đồng hồ máy tiêu hao 6% pin như vậy theo một phép tính đơn giản thì bạn có thể xem youtube liên tục trung khoảng 16 tiếng đồng hồ.

Còn việc chơi game Asphalt 8 trong vòng 1 tiếng liên tục máy tiêu hao khoảng 10% pin có nghĩa là bạn có thể chơi game liên tục trong vòng 10 tiếng.

Với việc dung lượng pin quá lớn, Lenovo đã loại bỏ khả năng tiết kiệm pin của máy hay cho người dùng quản lý được thời lượng pin như trên các thiết bị khác vì vậy mình không thể đưa ra chính xác là thời gian onscreen liện tục của máy là bao lâu nên mong các bạn thông cảm.

Lenovo Vibe P1 còn được trang bỉ chuẩn USB OTG nên có thể biến máy hoàn toàn thành một cục sạc di động, ví dụ như bạn đang sử dụng một em iPhone 5s thì bạn có thể sắm thêm một chiếc P1 để vừa có thêm một thiết bị Android trải nghiệm vừa thêm một cục sạc dự phòng cho máy.

Tổng kết.

Với mức giá rời vào khoảng hơn 7 triệu đồng một chút nhưng bạn đã có một smartphone dung lượng pin siêu khủng, thiết kế kim loại sang trọng, cảm biến vân tay cùng với nhiều tính năng thông minh và nếu không quá chú tâm vào camera thì đây rõ ràng là một sự lựa chọn tuyệt vời trong tầm giá này.

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Chưa có ai đánh giá

58

No Responses

Write a response