Đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nông sản

Hà Nội sẽ công khai địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ công khai danh sách các cửa hàng bảo đảm an toàn thực phẩm được cấp biển nhận diện, các tổ chức, cá nhân, địa điểm kinh doanh trái cây vi phạm quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng nắm rõ, lựa chọn…

Các quầy trái cây ở chợ Hà Đông có giá đỡ và tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 294/KH-UBND về việc triển khai Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP trong năm 2024.

Theo Kế hoạch, Đề án nhằm định hướng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế, cung ứng ra thị trường và tới tay người tiêu dùng, đảm bảo ổn định sản lượng và tiêu chuẩn chất lượng.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo trái cây lưu thông trên địa bàn, xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh doanh trái cây và nhận thức của người tiêu dùng, tạo thói quen mua sắm tại các cửa hàng được cấp biển nhận diện, không mua trái cây tại các điểm kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng… không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng.

Phấn đấu 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án được cấp biển nhận diện “Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”, có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây, bảo đảm chất lượng lưu giữ trái cây tươi theo quy định khi đến tay người tiêu dùng.

Kế hoạch cũng nêu rõ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó: thường xuyên rà soát, cập nhật hệ cơ sở dữ liệu các cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án; duy trì thường xuyên công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp biển nhận diện cho các cửa hàng và công khai danh sách các cửa hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường công tác giám sát, cảnh báo nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm trái cây;

Xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng, mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây an toàn, khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất, chế biến và truy suất nguồn gốc sản phẩm trái cây; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kinh doanh trái cây…

UBND TP yêu cầu công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trái cây tại các tuyến phố và khu dân cư của thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, đảm bảo theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội có dân số thứ 2 cả nước nên nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn rất lớn, trong đó nhu cầu sử dụng trái cây hàng ngày tăng mạnh, nhất là các sản phẩm trái cây an toàn trong nước.

Theo khảo sát, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng trái cây trên địa bàn toàn TP khoảng 52.000 tấn/tháng. Hệ thống phân phối mặt hàng trái cây đa dạng và thuận tiện cho người dân lựa chọn mua sắm thông qua 28 trung tâm thương mại, 117 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 453 chợ (trong đó khoảng 4.000 hộ có kinh doanh trái cây), 1.389 cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố, khu dân cư, 93 cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP…

Với mong muốn giúp người dân được tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng, đẩy mạnh công tác quản lý, đưa hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động tuyên truyền, hưởng dẫn, kiểm tra, giám sát,…

Hà Nội đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu và kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, đặc sản an toàn, có chỉ dẫn địa lý của các tỉnh, thành phố vào hệ thống phân phối của Hà Nội.

Đến nay, 82,9% cửa hàng đã được cấp đăng ký kinh doanh; 94,5% người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ; 94% người lao động được xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 96,8% cửa hàng đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; 80,6% cơ sở có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; 980/1.389 cửa hàng kinh doanh trái cây đáp ứng yêu cầu của Đề án đã được cấp biển nhận diện đạt tỷ lệ 70,6%; xây dựng 138 tuyến phố văn minh không kinh doanh trái cây lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ha-noi-se-cong-khai-dia-diem-kinh-doanh-trai-cay-vi-pham-an-toan-thuc-pham-362922.html

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Chưa có ai đánh giá

93

No Responses

Write a response