Ưu điểm
– Viền benzen siêu mỏng.
– Khả năng đa nhiệm cực tốt.
– Cảm biến vân tay rất nhạy.
– Sạc nhanh.
Nhược điểm
– Thời lượng pin thấp.
– Camera chưa tốt.
Cấu hình chi tiết của OnePlus 3 bạn có thể xem chi tiết tại đây.
THIẾT KẾ
Thiết kế là điểm mạnh của OnePlus 3 khi nó đã lột xác hoàn toàn so với những người đàn anh trước đây của mình không còn là vỏ nhựa rẻ tiền hay các mặt lưng có thể thay thế với nhiều chất liệu đặc biệt, chiếc flagship mới nhất của OnePlus được hoàn thiện từ nhôm nguyên khối sang trọng và cầm rất chắc tay, máy chỉ mỏng 7.3mm, nặng 158g. Mặt lưng của OnePlus 3 được làm hơi nhám nên khi cầm lâu sẽ không bị trơn trượt, không bám mồ hôi dấu vân tay trong quá trình sử dụng, nó cũng được thiết kế hơi cong tạo cảm giác cầm ôm tay hơn không bị cấn.
Tuy nhiên, không phải là mặt lưng này không có điểm yếu, nếu đã quá quen với việc các thiết bị được hoàn thiện từ kim loại nguyên khối sẽ có xuất hiện của các dải nhựa làm ăng ten bắt sống thì chúng ta có thể bỏ qua, nhưng cụm camera lại được làm lồi, vì vậy nó khá dễ bị trầy xước ở phần viền bảo vệ xung quanh camera, mình khuyên các bạn nên kiếm một chiếc ốp lưng hoặc dán da cho thiết bị của chúng ta để bảo vệ được tốt nhất.
Phía bên phải là phím nguồn và khay SIM, OnePlus 3 sở hữu 2 khay SIM nano khá đáng tiếc là thiết bị không hỗ trợ thẻ nhớ. Tuy nhiên, thì bản mặc định của máy cũng đã có đến 64GB bộ nhớ trong cũng đã quá đủ cho anh em lưu ảnh, tải game và 1 vài bộ phim về xem giải trí.
Cạnh trái ngoài phím tăng/giảm âm lượng quen thuộc là 1 công tắc cần gạt mà vào thời điểm hiện tại rất ít nhà sản xuất còn mang lên thiết bị của họ trừ Apple iPhone. Cá nhân mình thấy nó khá hữu ích vì trong một vài trướng hợp khẩn cấp như ở trong phòng họp, đi học hay phòng thi thì có thể chuyển ngay sang im lăng hoặc rung, rất tiện lợi khi không tốn nhiều lao tác để máy chuyển sang chế độ mong muốn.
Cạnh dưới của OnePlus 3 khá chật chội là nơi đặt loa ngoài, cổng USB Type-C, jack cắm tai nghe và micro thoại. Loa ngoài nghe khá to và rõ ràng chất âm đạt ở mức ổn không quá tốt. Trong khi đó phía trên lại hoàn toàn trống trơn thậm chí còn chẳng có micro phụ gì cả, các cạnh được làm cong từ trước ra sau tạo cảm giác cầm thoải mái
Mặt trước là màn hình cảm ứng kích thước 5.5 inch độ phân giải FullHD, viền benzen 2 bên của nó rất mỏng chỉ 0.755mm mình rất thích điều này. Tuy nhiên, viên màn hình ở trên và dưới lại khá dày, nó sở hữu một phím home điện dung đi kèm với cảm biến vân tay dạng 1 chạm, chỉ cần chạm nhẹ là máy lập tức mở khóa, nó rất nhạy dù ngon tay mình có hơi ướt hoặt dính bẩn một chút nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quá trinh xác nhận vân tay cả.
Bên cạnh phím home này là 2 phím điều hướng quen thuộc của Android, nhưng OnePlus lại không kí hiệu biểu tượng nên người dùng phải mất thời gian làm quen khi mới sử dụng. Phía trên là loa thoại, camera tự sướng, cảm biến và 1 đèn LED thông báo, mặt trước có tông màu đen chủ đạo nên nhìn rất liền mạch.
Về cơ bản máy có 1 thiết kế đẹp được hoàn thiện tốt, chúng ta sẽ rất khó tìm thấy một điểm trừ nào trên vẻ ngoài của OnePlus 3.
MÀN HÌNH
Lúc chưa ra mắt rất nhiều tin đồn đã xác nhận rằng OnePlus 3 sẽ có màn hình độ phân giải QuadHD nhưng khi chính thức trình làng giới công nghệ nó chỉ mới dừng lại ở FullHD và kích thước màn hình 5.5 inh, với độ phân giải FullHD nghe có vẻ như nó chưa xứng tầm lắm với một chiếc flagship nhưng chúng ta cũng phải xét về giá thành mà OnePlus đã mang đến cho người dùng thì điều này cũng rất xứng đáng để đánh đổi. Dù không đạt đến độ phân giải QuadHD 1440p nhưng mọi chi tiết trên màn hình đều hiển thị tốt, có chăng là khi trải nghiệm công nghệ thức tế ảo sẽ đôi chút thua kém so với các flagship khác.
Máy sở hữu tấm nền AMOLED nên độ trong và sắc nét của màn hình là chưa cao, hơi bị ám vàng một chút, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa tông màu chủ đạo của màn hình theo sở thích của bản thân. Nhưng điểm lợi thế sẽ là dễ dàng hiện thị ở môi trường ngoài nắng với độ sáng cao nhất khoảng 433 nit, góc nhìn tốt, độ tương phản cao. Buổi tối độ sáng có thể hạ xuống rất thấp, kết hợp với màu đen sâu và có hẳn một chế độ ban đêm làm cho màn hình ngả vàng hơn, nên anh em có thói quen hoạt động về đêm không lo mỏi mắt nhé.
THỜI LƯỢNG PIN
OnePlus 3 có một thân hình rất nhỏ nhẹ nên chúng ta phải đánh đổi bằng dung lượng pin, khi viên pin máy sở hữu chỉ vỏn vẹn 3000mAh khá thấp so với mắt bằng chung các flagship trong thời điểm hiện tại. Về trải nghiệm thức tế, thời gian onscreen của chiếc máy này là khoảng 3 tiếng rưỡi sử dụng 3g liên tục, nó chỉ hơn chiếc OPPO Find 7 mà mình được sử dụng trước đây 1 chút. Theo bài test của GSMArena thì OnePlus có tổng thời gian sử dụng là 66 tiếng có phần nhình hơn một chút so với 2 người tiền nhiệm của mình.
Mặc dù có thời lượng pin khá thấp nhưng đổi lại OnePlus 3 lại được trang bị công nghệ sạc nhanh siêu tốc với cục sạc đi kèm có nguồn ra lên đến 5V-4A. Công nghệ sạc nhanh này có nhiều nét tương đồng với VOOC của người anh em OPPO, nó khắc phục được những hạn chế như làm máy quá nóng nhưng không làm ảnh hưởng đến thời gian sạc. Qua bài kiểm tra thời gian sạc pin của mình thì OnePlus 3 đạt từ 0->60% pin chỉ trong vòng 30 phút và thời gian để đầy viên pin 3000mAh này là khoảng 1 tiếng đồng hồ.
PHẦN MỀM
OnePlus 3 có đến 2 bản phần mêm do chính nhà sản xuất hỗ trợ mình đã sử dụng Oxygen 3.1.2 trên nền tảng Android 6.0.1 Marsmallow, vì sử dụng bản rom này nó có đầy đủ CH Play và dùng cũng rất ổn định. Lưu ý một chút là khi mua máy tại thị trường Việt Nam vì là máy xách tay từ Trung Quốc nên nó sẽ chạy 1 bản ROM nội địa buộc bạn phải sử dụng recovery cài đặt được Oxygen 3.1.2.
Trên bản ROM này hầu hết vẫn là giao diện thuần Android với các biểu tượng mà chúng ta thường gặp trên Android 5.0 Lollipop. Mặc dù giao diện không có nhiều sự tùy biến nhưng các tính năng thông minh lại rất đầy đủ và đang dạng.
Trên OnePlus 3 bạn có thể thêm 4 cử chỉ vồ cùng tiện lợi có thể thực hiện ở màn hình quá như chạm 2 lần để mở sáng màn hình, vẽ chữ O để mở máy ảnh, “V” để bật tắt đèn flash hoặc “<” và “>” để điều khiển nhạc. Nhưng tính năng này đã xuất hiện trên các thiết bị đàn anh của nó cũng nhưng là những sản phẩm đến từ OPPO nên sẽ không gây quá nhiều khó khăn bỡ ngỡ khi mới sử dụng.
Chúng ta có 1 tính năng được gọi là Shelf kích hoạt nó bằng cách vuốt từ mép trái màn hình sang, ở đây bạn có thể xem ngày giờ, thời tiết, những app sử dụng gần đây, ghi chú và số điện thoại thường xuyên liên lạc. Người dùng hoàn toàn có thể chủ động thêm những mục cần thiết và thay đổi hình ảnh tiêu đề. Trong lần đầu tiên thiết lập thiết bị thì máy sẽ hỏi chúng ta có muốn sử dụng tính năng Shelf hay không. Bạn cũng có thể vô hiệu hóa hoặc bật nó ở phần cài đặt màn hình chính.
Thanh thông báo trạng thái và trình đa nhiệm mang đậm chất Android từ cách thức hoạt động đến kí hiệu các phím tắt đều không có sự khác biệt. Kể cả trình duyệt web mặc định của OnePlus 3 cũng là Chrome.
One Plus 3 đã đặt 3 phím điều hướng ra ngoài màn hình nhưng lại không được kí hiệu rõ ràng mà chỉ là 2 dấu chấm nhỏ, nếu như bạn thấy khó chịu về điều này thì hoàn toàn có thể bật tính năng chuyển 3 phím điều hướng vào bên trong màn hình, thú vị hơn nữa là chúng ta có thể tráo đổi vị trị giữa nút back và nút đa nhiệm cho phù hợp với thói quen sử dụng.
Rất nhiều người thích tính năng bấm đúp phim home để khởi động nhanh camera thì OnePlus 3 cũng có thể làm được điều đó, không những thế bạn còn có thể tùy chỉ ứng dụng mong muốn được mở khi bấm đúp 2 lần hay chạm giữ phím home cảm ứng này.
Một tính năng nữa mình khá thích trên các thiết bị thuộc dòng OnePlus đó là chuyển màu màn hình sang nền đen, với với việc sử dụng tấm nền AMOLED kết hợp với những tính năng tiết kiêm pin sẵn có, nó sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của bạn hơn đôi chút. Đèn LED thông báo ở mặt trước cũng có thể thay đổi màu sắc để phù hợp với từng sở thích của các bạn.
HIỆU NĂNG
Đây vẫn là thế mạnh của mọi thiết bị đến từ OnePlus trừ chiếc OnePlus 2 ra bị thất bại nặng nề do phốt của vi xử lý Qualcomm Snapdragon 810. OnePlus 3 quay lại và trở thành một “flagship killer” đúng nghĩ, máy sở hữu vi xử lý Snapdragon 820 xung nhịp cao nhất, 6GB RAM. Khi update lên phiên bản phần mềm mới nhất giải phóng toàn bộ số RAM này để hoạt động thì thực sự không có điểm gì để chê mặc dù mình mở khoảng chục các tab của trình duyệt web Chrome, dùng xen kẽ với facebook và kể cả là chơi game máy cũng không phải load lại bất cứ một ứng dụng hay tab nào cả, giảm đi đáng kể thời gian phải chờ đợi để trong quá trình sử dụng của chúng ta. Điều này có đến cả Samsung Galaxy Note 7 cũng không thể bằng được.
Còn về con chip Snapdragon 820 thì hiệu năng nó mang lại không phải bàn cãi, trong một vài bài thử kiệm khả năng load game ứng dụng của OnePlus 3 nó chỉ thua kém Galaxy S7 với Exynos 8890. Nếu các bạn để ý khi chấm điểm Antutu bất cứ thiết bị nào sản phẩm đứng đầu bản xếp hạng của phần mềm này chính là OnePlus 3 với hơn 140.000 điểm, lợi thế cúa máy là nằm ở độ phân giải màn hình chỉ dừng lại ở FullHD và có đến 6GB RAM.
Với phần mềm Geekbench điểm số đa nhân OnePlus 3 chính xác là của vi xử lý Qualcomm Snapdragon 820 có thua thiệt so với Exynos 8890 trên Samsung Galaxy S7 Edge và Kirin 950 của Huawei Mate 8.
Nhưng đến với đơn nhân thì vi xử lý Qualcomm Snapdragon 820 đã lấy lại phong độ và vượt lên dẫn đầu.
CAMERA
Camera cũng là một trong những điểm đáng khen trên OnePlus 3, máy sở hữu camera chính độ phân giải 16MP, cảm biến Sony IMX298, khẩu độ f/2.0, kích thước điểm ảnh 1.12um, hỗ trợ chống trung quang học và camera tự sướng 8MP, khẩu độ f/2.0. Trong quá trình trải nghiệm camera thiết bị này làm mình có liên tưởng đến chiếc OPPO Find 7a. Với một vài tùy chọn khi vuốt từ bên trái sang như: chụp ảnh, quay video, panorama,… Tất nhiên là có cả chế độ chỉnh tay nhưng không hiểu vì lý do gì mà khi việt hóa nó được gọi là chế độ hướng dẫn, ở đây chúng ta vẫn có đầy đủ khả năng thay đổi ISO, cân bằng trắng, lấy nét và phơi sáng lên đến 30s.
OnePlus 3 được trang bị chế độ HQ, nó sẽ giúp tăng độ phân giải của camera lên cao hơn, nhờ có 1 vi xử lý mạnh mẽ bạn có thể luôn bật chế độ HQ đi kèm với HDR để cho ra một bức ảnh đẹp nhất. Trong phần thiết lập chúng ta sẽ có thể bật tính năng chụp ảnh RAW.
Tốc độ chụp ảnh của OnePlus 3 không quá nhanh đôi khi trong một số trường hợp còn bị khựng và chậm hơi bình thường. Nhưng kéo lại nhược điểm đó là dải nhạy sáng của nó rất cao, chi tiết tốt, mà sắc trung thực đây là một điểm mà xưa nay OnePlus vẫn duy trì được. Khả năng chụp ảnh thiếu sáng thì được cải thiện hơn đáng kể so với 2 người đàn anh của OnePlus 3, tuy nhiên vẫn xẩy ra tình trạng ảnh bị noise và vỡ hạt nhưng không quá nhiều.
Camera trước nhờ có khẩu độ lớn nên trong điều kiện đầy đủ sáng máy cho ra nước ảnh tốt góc chụp rộng và màu da người lên rất hồng hào trắng trẻo. Tuy nhiên, chi tiết ở mép ảnh sẽ không rõ, điều nay sẽ bị phát hiện ngay khi bạn selfie đông người thì những đối tượng ở mép ảnh sẽ bị mờ đi.
TỔNG KẾT
Tự trung lại là trong tầm giá 9 triệu hàng mới OnePlus 3 là một sự lựa chọn tuyệt vời, kể cả là mang ra so sánh với các flagship được hạ giá thì thiết bị của chúng ta cũng không hề kém cạnh. Vậy các bạn có ủng hộ OnePlus 3 hay không? Đừng quên để lại bình luận phía bên dưới nhé.