Hướng dẫn cách cúng rằm tháng giêng

Hướng dẫn cách cúng rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là một trong những rằm lớn nhất trong năm của người Việt. Vì thế, mà vào ngày này nhà nhà thường chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cúng.

Vậy bạn đã biết cách chuẩn bị đồ cúng ý nghĩa cho ngày rằm lớn này chưa? Nếu vẫn còn băn khoăn thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết về cách chuẩn bị mâm cỗ, bài cúng ý nghĩa cho bạn tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách cúng rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng là gì?

 Rằng tháng giêng là rằm đầu tiên của năm, hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, dịp này mọi người thường bày biện lễ vật, đèn hoa để cúng Phật và ông bà tổ tiên. Tết  Nguyên tiêu còn có ý nghĩa là tết của sự đoàn tụ, đoàn viên của gia đình.

Rằm tháng giêng cũng là lễ hội trăng tròn bắt đầu từ đêm 14 và trọn ngày 15 cho đến nửa đêm ngày 15. Lúc này bạn sẽ được ngắm cảnh trăng tròn, sáng rực rất đẹp.

Trong khung cảnh này thì cả gia đình cùng ngồi dưới sân ngắm trăng, uống trà và thưởng thức bánh thì sẽ vô cùng tuyệt vời.

Ý nghĩa và phong tục cúng rằm tháng giêng của người Việt

Rằm tháng giêng là một trong những ngày lễ quan trọng sau dịp Tết Nguyên Đán, là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính với ông bà, người trên đã phù trợ cho gia đình, con cháu được khỏe mạnh, học tập thành tài và làm ăn phát tài trong năm mới.

Ở một số địa phương, Tết Nguyên tiêu được xem như một nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt mang ý nghĩa nghệ thuật.

Vì thế, trong dịp này họ không chỉ ngắm trăng mà còn cùng nhau đọc thơ, ăn bánh trôi xem múa lân và chơi những trò chơi giải trí dân gian cùng nhau.

Ngoài ra, trong ngày rằm lớn này mọi người thường lên chùa thắp nhang cầu mong gia đạo được bình an, khỏe mạnh, tài lộc.

Đồng thời, họ cũng không quên chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn như ngày tết với nhiều món chay lẫn món mặn để cúng ông bà, tổ tiên tại gia.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng

Việc chuẩn bị mâm cỗ tươm tất sẽ mang ý nghĩa cầu mong gia đình được bình ăn, may mắn trong năm mới.

Theo kinh nghiệm, trong mâm cỗ cúng rằm tháng giêng thường được chia làm 2 phần chính gồm: mẫm cúng dâng lên đức Phật và mâm cúng dâng lên thần linh và gia tiên. Mâm cúng của 2 phần này cũng có những điểm khác nhau. Cụ thể:

Mâm cúng đức Phật

Mâm cúng đức phật là mâm cúng chay thường gồm các lễ vật như: Hoa quả tươi, các món đậu, xôi chè, cành xào không thêm nhiều gia vị, bánh trôi nước.

Mâm cúng chay này thể hiện màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, nhằm tạo sự cân bằng và thanh thản trong tâm hồn cho gia chủ.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên bạn có thể cúng món chay hoặc mặn đều được, nhưng thường là cúng món mặn gồm: Chén canh măng, Chén bóng bì, chén canh miến, chén canh mọc, dĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt heo luộc), dĩa giò, dĩa nem, dĩa xào, dĩa dưa muối, dĩa xôi hoặc bánh chưng. Ngoài ra, cũng cần những vật phẩm quan trọng khác không thể thiếu như: nhang, hoa tươi, trầu cau, vàng mã, đèn nến, rượu

Bài cúng rằm tháng giêng ý nghĩa

Ngoài chuẩn bị lễ vật thì bài cúng ý nghĩa cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Xem bài văn cúng dưới đây để chuẩn bị việc cúng được trơn tru nhé!

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Ngày Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.

– Ngày Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần.

– Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

– Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

– Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….

Tín chủ con là………………

Ngụ tại………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông.

Người người được chữ bình an, tám tiết vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Những lưu ý khi cúng rằm tháng giêng

Cúng rằm tháng giêng là rất quan trọng, vì thế bạn cần lưu ý nghĩa điều dưới đây để tránh những sai sót đáng tiếc nhé!

+ Không cúng trái cây, hoa giả: Rất nhiều người mắc sai lầm là sử dụng hoa, trái cây giả để cúng trên bàn thờ. Tuy nhiên, những đồ đặt lên bàn thờ phải là đồ thật với ý nghĩa thể hiện sự trang nghiêm với bề trên để xin phước lộc cho con cháu.

+ Tiền vàng mã sau khi cúng xong phải hóa vàng ngay thì ông bà mới có thể nhận được.

+ Tuyệt đối không được cúng thủ lợn.

+ Không nên cũng những món có tính chất là món chay giả mặn như: Thịt chay, đùi gà chay….

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ thông tin về cách cúng ngày rằm tháng giêng cho bạn tham khảo. Hãy note lại để chuẩn bị đúng cách, bày bản dâng lên các chư Phật, gia tiên vào dịp Tết Nguyên tiêu hàng năm để cầu mong gia đạo bình an, công việc làm ăn thuận lợi trong năm mới nhé.

 

Ủng hộ bài viết chúng tôi

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Chưa có ai đánh giá

116

No Responses

Write a response